Tìm hiểu trở kháng loa

Bộ tăng âm thường có ngõ ra loa trở kháng thấp (ví dụ như 4Ω,  8Ω, 16Ω..) và ngõ ra trở kháng cao (ví dụ như 70V, 100V), ngõ ra trở kháng thấp thường được sử dụng khi có ít loa (từ 1 đến 4 loa thông báo) và khoảng cách giữa ampli thông báo với loa ngắn (khoảng 10m).

Ngõ ra trở kháng cao sử dụng với nhiều loa và khoảng cách được đi xa hơn nhiều. Loa có biến áp thường được sử dụng cho các ngõ ra trở kháng cao. Đối với hệ thống âm thanh công cộng, để tránh việc đấu nối sai và đạt hiệu quả truyền âm thanh thông báo thì nên sử dụng loa trở kháng cao là tốt nhất.

trở kháng loa

Kết nối loa trở kháng thấp:

Cần thiết phải thiết kế sao cho tổng trở kháng vào của loa lớn hơn trở kháng ra của ampli thông báo, khi tổng trở kháng loa thấp hơn tổng trở kháng ra của bộ ampli thì sẽ dẫn đến kết quả là hoạt động không ổn định và bộ ampli hoạt động sai chức năng.

Khoảng cách nối giữa bộ tăng âm và loa là nhỏ hơn 10m. Nếu khoảng cách lớn hơn, công suất ra từ bộ tăng âm sẽ làm nóng dây dẫn, và không thể cung cấp công suất cần thiết cho loa hoạt động.

Kết nối loa trở kháng cao:

Trong hệ thống âm thanh công cộng, để bao phủ một diện tích rộng nên khoảng cách nối dây rất lớn. Vì vậy người ta thường dung kết nối trở kháng cao. Trong tất cả các loa có biến áp sẽ được mắc song song, tránh sử dụng những loa này với loa không có biến áp.

Ở kết nối trở kháng cao, khi bạn mắc các loa song song, nó sẽ rất hữu hiệu khi thiết kế sao cho tổng đầu vào loa nhỏ hơn công suất ra của tăng âm. Điều này sẽ giúp loại bỏ tính toán trở kháng phức tạp

Điện trở trong kết nối song song và nối tiếp

Có một vài dữ kiện để biết về việc kết nối trở kháng song song và nối tiếp.
Trở kháng trong kết nối nối tiếp là rất đơn giản, giá trị của chúng cứ cộng thêm vào.

Tổng trở (R) = R1 + R2 + R3 +… + R(n)

Điện trở song song có một chút khó khăn. Đó là nghịch đảo các giá trị của chúng:

Do vậy: 1/R = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3 +… + 1/R(n)

Tổng trở của loa mà nhỏ hơn trở kháng của amply thì amply sẽ bị quá tải và cháy, kể cả khi đã đảm bảo điều kiện ghép nối là: công suất amply lớn hơn công suất trung bình của loa. Đó là điều mà bạn cần ghi nhớ khi chọn ghép nối loa và amply có trở kháng khác nhau.

Giải thích theo vật lý thì: P= U*U/R.

Mà U là điện thế bình thường không đổi. Nếu R(tổng trở của loa) nhỏ hơn R(amply) thì P(công suất của loa) sẽ tăng lên và khi lớn hơn quá nhiều với P(công suất của amply) sẽ gây ra hiện tượng chập cháy.

Giải thích thêm đó là: Nên chọn công suất lý tưởng của amply gấp đôi công suất trung bình của loa hoặc ít nhất cũng phải lớn hơn chứ không được nhỏ hơn. Chắc hẳn không nhiều người biết, đơn giản là nó sẽ gây méo tiếng, sự chênh lệch quá lớn còn có thể gây cháy loa karaoke. Khi amply quá yếu thì tín hiệu sẽ thường xuyên ở trạng thái clip, việc clip quá lâu sẽ khiến cho amply chỉ gửi được dòng điện một chiều vào loa làm cho màng loa không thể co giãn bình thường. Chính xác là cứ giãn mãi ra mà không co lại. Màng loa không co giãn sẽ không làm mát côn loa, côn loa nóng lên đến một mức nhất định thì sẽ cháy.

 

Quý khách hàng có thể liên hệ thêm với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP ÂM THANH HỮU THIÊN
ĐỊA CHỈ74/16/3 Đường 36, P. Linh Đông, Q. Thủ Đức, TP. HCM
DI ĐỘNG:       0914 164 660
EMAILgiaiphapamthanh@gmail.com

4 những suy nghĩ trên “Tìm hiểu trở kháng loa

  1. Nguyễn thanh khang nói:

    Xin hỏi quý công ty, tôi có một âmly Toa, 7 loa trở khang cao 30w, 900 m đây. Xin cho hỏi khi kết nối dây vào ngăn trở kháng cao thì gắn vào 70v hay 100v. Đường dây có thể chia làm 2 nhánh không ( tức là từ âm ly ra một đường dây sau đó nối dây chia làm hai nhánh được không. Xin chân thành cam ơn.

  2. hau nói:

    Chào Anh! tôi xin trả lời câu hỏi của anh. đối với âmli trở kháng cao nhằm mục đích dẩn đi xa và nhiều loa bắt song song âm thanh không bị sụt giảm cường độ. anh có thể bẳt vào triết áp input 70vôn. nhưng nếu anh có triết áp 100vôn thì đây là điều lý tưởng vì đường dây càng đi xa thì cần điện áp càng lớn để tránh tuột áp. vài dòng chia sẽ cũng Anh!

Trả lời